Ngày đăng: 2021-02-02 11:02:05
Phú Thọ toát lên vẻ đẹp từ sự bình dị của thiên nhiên nơi rừng cọ đồi chè, từ vẻ đẹp của những người nông dân hiền lành, chất phác và không thể không kể đến vẻ đẹp ẩm thực độc đáo nơi đây. Nói đến ẩm thực Phú Thọ không thể không kể đến những rau sắn, cọ ỏm, thịt chua… đã đi vào lòng du khách.
Những món ăn của Phú Thọ luôn mang đặc trưng của ẩm thực trung du, miền núi mà bạn không tìm thấy ở bất cứ một nơi nào khác trong đó không thể không nhắc đến tên gọi của 05 món ẩm thực dưới đây:
1. Rau sắn Phú Thọ
Rau sắn Phú Thọ có thể nói là món ăn vô cùng độc đáo của vùng quê đất tổ bởi ngoài Phú Thọ ra không một nơi nào khác có món ăn này
Loại rau này rất dễ trồng và cũng rất dễ kiếm, bạn có thể tìm thấy loại rau này ở bất cứ đâu trên mảnh đất trung du. Rau sắn được làm từ những ngọn sắn non, xanh trồng chủ yếu trên các núi, nương. Những ngọn sắn sau khi được hái về, sẽ được người ta nhặt bớt những phần sơ già, rửa sạch, vò nát cho ra những nước chua sau đó đem đi ngâm với nước, đậy kín, để khoảng 2-3 ngày, khi thấy rau đã đủ chua thì có thể đem ra ăn. Rau sắn ăn ngon nhất khi nấu canh với cá, chân giò, sườn hoặc xào với thịt.
2. Cọ ỏm
Cũng giống như rau sắn, cọ ỏm là món mà chỉ có ở Phú Thọ mới có mà thôi. Cọ ỏm thực chất được lấy từ quả của cây cọ.
Sau khi hái, người ta ỏm cọ bằng cách đặt cả quả vào nồi, đun sôi, ỏm tới chín mềm thì bắc xuống. Ỏm cọ là một nghệ thuật bởi nếu ỏm quá kĩ, cọ sẽ bị nát mất hết độ mỡ, nếu ổm không kĩ, cọ bị sượng, cứng và khó bóc vỏ.
Ỏm cọ xong, người Phú Thọ hay ăn với nước chấm mắm tỏi. Vị bùi bùi, ngậy ngậy của cọ, kết hợp vị thơm của tỏi, vị nồng của nước nắm tạo thành hương vị không thể nào quên đối với du khách, dù chỉ một lần thưởng thức.
3. Thịt chua Thanh Sơn
Thanh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Sơn có phần lớn diện tích là đồi núi và rừng nên hoạt động săn bắn cũng phổ biến. Hoạt động săn bắn kết hợp với việc trồng nhiều loại câu như tre, nứa, vầu… đã giúp cho người dân nơi đây tạo ra cho ẩm thực Phú Thọ một món ăn vô cùng mới lạ, đó là thịt chua.
Sở dĩ gọi là thịt chua bởi nó được làm từ nguyên liệu chính là thịt ướp thính và gia vị, đặt trong các ống nứa, để lên men, khi nào ngửi thấy thịt có mùi chua men thì có thể sử dụng được.
4. Bánh tai
Đúng như cái tên người ta vẫn gọi, loại bánh này có hình dáng rất giống với chiếc tai người. Bánh tai được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn băm, mộc nhĩ. Bánh tai được hấp chín khi ăn có vị ngầy ngậy của thịt lợn, vị thơm và độ dẻo của gạo làm vỏ bánh. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị bánh tai, phải chấm nước mắm tỏi ớt, thê, chút ớt bột và hạt tiêu vào nước chấm cho tròn vị. Bánh tai được người Phú Thọ yêu thích, sử dụng trong nhưng dịp quan trọng như cỗ cưới hỏi, giỗ tết.